HÀ NỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ NHƯ THẾ NÀO?
Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển, định hướng phát triển nhờ vào công tác quy hoạch thực hiện rất bài bản, chi tiết từ Quy hoạch vùng, tới quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết….nhờ đó bất kỳ dự án nào ra đời cũng đều được đặt trên bàn cân để tính toán về lợi thế, hạnh chế của mình. Một trong những yếu tố của quy hoạch chung phát triển Thủ đô có mô hình phát triển không gian đô thị sẽ ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng tới tất cả các dự án trên địa bàn trong đó có hạng mục shophouse, biệt thự Tây Tựu. Chúng tôi sẽ gửi đến quý khách hàng bài phân tích chuyên sâu về vấn đề này.
![]() |
Quy hoạch không gian đô thị Hà Nội |
Như chúng ta đã biết Hà Nội theo Quyết
định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có mục về định
hướng mô hình phát triển không gian đô thị trong đó có nội dung:
Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm
khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ
thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục đường hướng tâm, có mối liên kết
với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh,
các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố).
Đô thị trung tâm chính là phần Hà Nội cũ được phân định
bởi đường vành đai 4 đang thi công; 05 đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Xuân Mai,
Phú Xuyên, Sơn Tây, Sóc Sơn; 03 thị trấn sinh thái gồm: Trúc Sơn, Quốc Oai,
Phúc Thọ. Các trục đường hướng tâm nối khu đô thị Trung tâm với các đô thị vệ
tinh gồm: Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, đường quốc lộ 1A cũ; đường Quốc lộ
6, Láng – Hòa Lạc, trục Hồ Tây – Ba Vì, trục quốc lộ 32, trục Tây Thăng Long
(đi qua dự án biệt thự, shophouse Tây Tựu), trục Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên
Giáp….đảm bảo mỗi đô thị đều có 2 đường hướng tâm kết nối với khu đô thị trung
tâm của Hà Nội.
Việc xác định mô hình phát triển không gian đô thị của
Thủ đô rất quan trọng, giúp chúng ta định hình được bố cục của sự phát triển,
những điểm nhấn quan trọng nhất. Với mô hình này chúng ta có thể nhận định được
một số nội dung:
Một là: Hướng phát triển của Thủ đô là Tây Tiến.
Trong quy hoạch mới của Thủ đô có thể thấy phần lớn diện
tích mở rộng nằm ở phía Tây thuộc tỉnh Hà Tây cũ, 04 xã Lương Sơn Hòa Bình và
huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc, trong 05 đô thị vệ tinh trên có 03 đô thị nằm ở
phía tây là Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây đều ở hướng Tây, Tây Nam của khu đô thị
trung tâm còn đô thị Sóc Sơn nằm ở phía Bắc, Phú Xuyên nằm ở phía Nam. Có tới 60%
đô thị vệ tinh nằm ở phía Tây, nên hướng chủ công chiến lược vẫn tập trung cho
mặt trận này, điều này đồng nghĩa với việc các hạng mục này phải được đầu tư hạ
tầng giao thông, quy hoạch, các công trình điểm nhấn….chính vì thế các dự án
dân sinh trên đường phát triển này như biệt thự, shophouse Tây Tựu đều có
tốc độ phát triển cao hơn khu vực khác.
Hai là: Khu đô thị Trung tâm vẫn là tâm điểm của sự
phát triển.
Với mô hình phát triển không gian đô thị như thế nhưng
không phải đều nhau mà còn nằm ở phân vai cái nào cái chính, cái nào quy hoạch chủ
lực vào vấn đề gì. Theo mô hình Hà Nội xây dựng thì khu đô thị trung tâm sẽ
đóng vai trò là hạt nhân của sự phát triển, các đô thị vệ tinh sẽ được quy hoạch
phù hợp với thế mạnh của mình để làm các khu chức năng riêng. Như Sơn Tây là
khu đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch dựa trên điểm mạnh là các khu di tích,
danh thắng Ba Vì, Đường Lâm, Đồng Mô…Khu đô thị Xuân Mai là khu đô thị dịch vụ -
công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề….dựa
vào việc Xuân Mai là cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội kết nối với các tỉnh miền núi
Tây Bắc. khu đô thị Hòa Lạc có chức năng là khoa học công nghệ và đào tạo….Khu
đô thị Trung tâm là hạt nhân của sự phát triển sẽ được phát triển mở rộng về
phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh,
phía Đông đến khu vực Gia Lâm, Long Biên, được phân thành nhiều phân khu khác
nhau, là khu đô thị lịch sử tới đường vành đai 2, khu nội đô mở rộng từ vành
đai 2 đến sông Nhuệ, khu đô thị mở rộng Bắc sông Hồng, khu đô thị mở rộng Nam
sông Hồng….trong đó có dự án shophouse, biệt thự Tây Tựu. Với việc là dự
án nằm trong đường vành đai 4 sau này cư dân ở phía đông đường vành đai 4 chính
là vùng nội thành Hà Nội và các huyện sẽ đương nhiên là lên quận, Bắc Từ Liêm
không phải là quận cuối cùng tiếp giáp với vùng ngoại ô như bây giờ. Yếu tố này
rất quan trọng trong bài toán tâm lý của quý khách hàng.
Ba là: Kết nối giữa các khu đô thị bằng các đường vành
đai, trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lướng giao thông vùng và quốc
gia.
Giao thông luôn đóng vai trò là xương sống cho sự phát
triển, hạ tầng giao thông không những giúp kết nối các khu vực với nhau, giữa
Hà Nội với các tỉnh, các vùng khác mà còn góp phần trọng yếu về thúc đẩy kinh tế
- xã hội mà mỗi vùng nó đi qua. Dọc kết nối các đô thị vệ tinh với khu đô thị
trung tâm là các khu đô thị, các dự án cao ốc, các khu dân cư không ngừng mọc
lên. Trước đây là các làng, xóm nhưng hiện tại các khu vực mới này được quy hoạch
rất bài bản nên khu dân cư cao cấp như shophouse, biệt thự Tây Tựu mới
có cơ hội được trình làng. Trước khu dân cư này là đường Tây Thăng Long, cách
đó 2km là đường quốc lộ 32, đường Tây Hồ - Ba Vì, là đường đê Liên Mạc….đều là
những phương án kết nối rất thuận lợi bên cạnh các tuyến đường vành đai vắt
ngang qua như đường 3,5 đường 3, đường liên khu vực….
Tóm lại: Đối với mô phát triển không gian đô thị Hà Nội
thì các vùng đất mới như shophouse, biệt thự Tây Tựu có những bước thay
đổi rõ nét về chất, các vùng này hiện tại mới bước vào một chu kỳ mới nơi hội tụ
đủ các yếu tố về quy hoạch, tài chính, kỹ thuật thực hiện công việc góp phần
thúc đẩy nhanh thời gian, chất lượng công trình góp phần xây dựng những khu dân
cư cao cấp đẳng cấp bậc nhất Hà Nội.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên cung cấp
các sản phẩm biệt thự, shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu, điện thoại:
085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!

Không có nhận xét nào: