ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA ĐI QUA KHU VỰA HÀ NỘI
Hà Nội là Thủ đô
của Việt Nam là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả
nước…..là đầu mối của phần lớn các tuyến đường giao thông quan trọng như đường
thủy, đường không, đường bộ, trong đó có đường sắt. Trong chuyên mục này chúng
tôi sẽ gửi đến quý khách hàng nội dung quy hoạch của mạng lưới đường sắt quốc
gia đi qua khu vực Hà Nội, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cư dân
trên địa bàn Hà Nội như khu shophouse, biệt thự Tây Tựu.Quy hoạch đường sắt đô thị quốc gia
Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày
31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Đường sắt tốc độ cao Bắc -
Nam: Quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua khu vực
thành phố Hà Nội sẽ bắt đầu từ ga Hà Nội, đi theo hướng song song với đường sắt
thống nhất hiện tại. Đoạn từ ga Hà Nội đến ga Ngọc Hồi đi tách riêng hoặc đi
trùng với đường sắt đô thị Tuyến số 1.
- Mạng lưới đường sắt quốc gia
+ Đường sắt vành đai:
* Ưu tiên xây dựng đường sắt
vành đai nhánh phía Đông bắt đầu từ ga Thạch Lỗi - Bắc Hồng - Đông Anh - Việt
Hùng (Cổ Loa mới) - Yên Viên - Lạc Đạo - cầu Mễ Sở - Ngọc Hồi.
* Xây dựng mới đường sắt vành
đai nhánh phía Tây bắt đầu từ ga Thạch Lỗi - cầu Hồng Hà - Phùng - Vân Côn -
Ngọc Hồi đi dọc theo phía ngoài đường Vành đai 4. Bố trí một ga lập tầu hàng
ngoài Vành đai 4 tại khu vực huyện Thường Tín khi nhu cầu vận tải hàng hóa
thông qua tuyến đường sắt vành đai tăng cao. Sau khi xây
dựng một trong hai
nhánh phía Đông hoặc phía
Tây đường sắt vành đai, chuyển toàn bộ chức
năng tuyến đường sắt vành đai hiện có thành đường sắt đô thị.
+ Đường sắt hướng tâm (05 tuyến):
* Tuyến đường sắt xuyên tâm Yên
Viên - Ngọc Hồi phục vụ vận tải hành khách: Được cải tạo và xây dựng chủ yếu đi
trên cầu cạn, chạy chung đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị (tuyến số 1).
* Tuyến Hà Nội - Lào Cai: Cải
tạo tuyến hiện có và xây dựng tuyến đường sắt khổ đôi, điện khí hóa, khổ 1,435
m, bắt đầu từ ga Yên Viên. Trong tương lai có thể nghiên cứu, bổ sung điểm đầu
từ ga Tây Hà Nội (Vân Côn).
* Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng: Cải
tạo tuyến hiện có và xây mới tuyến đường sắt khổ đôi 1,435 m bắt đầu từ ga Yên
Viên.
* Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên:
Cải tạo thành tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1,435 m, bắt đầu từ ga Yên
Viên.
* Tuyến Hà Nội - Hải Phòng: Cải
tạo tuyến hiện có và xây mới tuyến đường sắt khổ đôi 1,435 m, bắt đầu từ ga Lạc Đạo cho tầu hàng, bắt
đầu từ ga Phú Thụy (Dương Xá) cho tầu khách.
+ Hệ thống các ga đường sắt
quốc gia:
* Xây dựng 06 ga lập tầu gồm:
Ga Hà Nội, khoảng 15ha; ga Yên Viên, khoảng 60 - 70 ha; ga Lạc Đạo, khoảng 70 -
80 ha; ga Tây Hà Nội, khoảng 60 - 70 ha; ga Ngọc Hồi, khoảng 98 - 130 ha và
Bắc Hồng, khoảng 120 ha; trong đó ga Hà Nội chỉ lập tầu khách và là ga trung
tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao
thông công cộng khác, ga Bắc Hồng chủ yếu lập tầu hàng, các ga còn lại lập cả
tầu khách và hàng.
* Xây
dựng 06 ga quan trọng khác gồm: Ga Giáp
Bát, khoảng 32 ha; ga Hà Đông, khoảng 15 - 30 ha; ga Mê
Linh, khoảng 19 ha; ga Đông Anh, khoảng 12 - 13 ha; ga Gia Lâm, khoảng 9 ha; ga Phú Thụy (Dương
Xá), khoảng 30 ha (cho các mục đích kết nối với đường sắt đô thị, nối ray hoặc
dự phòng cho các ga đầu mối).
* Xây dựng 6 ga trung gian có diện tích khoảng 12 - 23 ha gồm: Trung Giã, Đa Phúc, Việt Hùng (Cổ Loa mới), Phùng (đây là Ga quốc
Gia gần nhất khu shophouse, biệt thự Tây Tựu, Phú Xuyên, Thường Tín.
- Mạng lưới đường sắt nội vùng:
Tổ chức các tuyến đường sắt nội vùng trên hạ tầng các tuyến đường sắt quốc gia
để kết nối Hà Nội với các đô thị có bán kính cách trung tâm Hà Nội 50 - 70 km.
Từ những vấn đề
quy hoạch trên có thể nhận thấy một số nội dung quan trọng:
Thứ nhất: Hà Nội
là đầu mối đường sắt cao tốc.
Việc tất yếu có
tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam là phải làm khi nhu cầu vận tải lớn trong nước
lớn mà giao thông đường hàng không, đường bộ không đáp ứng được hết nhu cầu của
khách hàng. Việc xây dựng đường sắt cao tốc có điểm xuất phát tại Ga Hà Nội là
trung tâm của Hà Nội rất thuận lợi cho khách hàng tiếp cận từ các hướng khác
nhau. Nếu hoàn thiện được tuyến đường này việc giảm tải được một lượng rất lớn
dân số Hà Nội khi cư dân sống ở địa phương này và đi làm ở Hà Nội cũng rất
thuận tiện.
Thứ hai: Tuyến
đường sắt Quốc gia bao quanh đường vành đai 4.
Đường vành đai 4
được xem là ranh giới giữa khu đô thị Trung tâm và các khu đô thị vệ tinh.
Chính vì vậy tuyến đường sắt quốc gia chạy quanh đường vành đai 4 đều rất thuận
tiện như kết nối mọi khu vực như cư dân khu biệt thự, shophouse Tây Tựu
mất chỉ vào khoảng 5 phút di chuyển là có thể tới được đây, rồi từ đây di
chuyển đến các vùng khách. Không những thế với việc xây dựng các tuyến đường
sắt đô thị các khu vực xa hơn cũng có thể kết nối dễ dàng hơn. Muốn cư dân giảm
bớt lượng phương tiện cá nhân đây là giải pháp đồng bộ hạ tầng cho dân cư tiếp
cận được thuận lợi hơn.
Thứ ba: Các
đường sắt quốc gia hướng tâm:
Đây là các tuyến
đường sắt quốc gia dạng ngắn liên kết với các địa phương quanh Hà Nội như Thái Nguyên,
Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn…với khổ đường sắt rộng 1,435m. Đây cũng chính là
xu thế bắt kịp độ hiện đại của đường sắt các nước. Với cách bố trí này lưu
lượng hàng hóa và hành khách của những trung tâm trên đều đạt khối lượng rất
lớn, giúp giải quyết một phần lượng phương tiện lưu thông của các địa phương đổ
vào Hà Nội, giúp giảm thiểu tắc đường, ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư
Thủ đô trong đó có shophouse, biệt thự Tây Tựu.
Thứ tư: Các ga
được sắp sếp hợp lý.
Các bố trí các
tuyến đường sắt quốc gia đan xem nhau như thế giúp cho Hà Nội quy hoạch được
đâu là ga trung tâm đầu là ga bên ngoài, đâu là ga trung chuyển, đâu là ga vận
tải người, vận tải hành khách….Nguyên tắc đặt ga ở đâu đều phải có sự tính toán
phù hợp với nhu cầu.
Có thể nói vận
tải hành khách bằng đường sắt, đặc biệt đường sắt quốc gia luôn đóng vai trò
rất lớn trong bài toàn vận chuyển của mỗi địa phương nhất là các địa phương
trọng điểm như Hà Nội. Đây đều là những tuyến đường huyết mạch của nền kinh tế,
nên tận dụng, khai thác được giá trị của các tuyến đường này là mục tiêu chung
của cả Hà Nội.
Công ty
Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm biệt thự,
shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu. Hotline: 085.989.3555 hoặc
0987.429.748
Trân
trọng!

Không có nhận xét nào: