QUY HOẠCH BẾN XE, BẾN BÃI CỦA HÀ NỘI TRONG TƯƠNG LAI NHƯ THẾ NÀO?
Hạ tầng giao thông luôn là xương
sống của sự phát triển của nền kinh tế, là bước đi đầu tiên để xây dựng một xã
hội. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông không chỉ là đường xá, cầu cống mà còn là hạ
tầng giao thông tĩnh như bến xe, bến tàu, trung tâm tiếp vận…nó phải được bố
trí rất khoa học để mang đến sự tiếp nhận chủ động của cư dân, đặc biệt là
trong qua hoạch cư dân mới như khu shophouse, biệt thự Tây Tựu. Chúng tôi trong
chuyên mục này xin gửi đến quý khách hàng thông tin quy hoạch liên quan đến hạng
mục này:Quy hoạch bến bãi, bến xe
Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, quy định:
- Hạ tầng bến, bãi đỗ xe và Trung
tâm tiếp vận
+ Bến xe khách liên tỉnh
* Nâng cấp, cải tạo các bến xe hiện có, gồm: Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia
Lâm, Thường Tín; xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp
điểm trung chuyển xe buýt.
* Xây dựng một
số bến xe khách trong giai đoạn trung hạn tại các khu vực: Phía
Nam (Nam Vành đai 3, phường Yên Sở,
quận Hoàng Mai, diện
tích khoảng 3,4 ha); phía Tây (khu vực Nam Quốc lộ 32,
Xuân Phương, huyện Từ Liêm,
diện tích khoảng 3 - 5 ha) cư dân khu biệt thự, liền kề Tây Tựu tiếp cận thuận lợi; phía Bắc
(khu vực Vân Trì và Hải Bối, huyện Đông Anh diện tích khoảng
3 - 5 ha).
* Xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các
điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực như sau:
√ Khu đô thị trung tâm gồm: Bến
xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích khoảng 7 ha; bến xe phía Đông
Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích khoảng 8 - 10 ha; bến xe phía Nam
(Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích khoảng 11 ha; bến xe Đông Anh diện tích
khoảng 5,3 ha; bến xe Phùng (huyện Đan Phượng) diện tích khoảng 8 - 10 ha; bến
xe phía Tây (huyện Quốc Oai) diện tích khoảng 5 - 7 ha; bến xe phía Bắc (Nội
Bài) diện tích khoảng 5 - 7 ha.
√ Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích khoảng 5
ha; bến xe Xuân Mai diện tích khoảng
5 ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe
Bắc Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích khoảng
5 ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha.
+ Bến xe tải liên tỉnh
* Từng bước di
chuyển các bến xe tải hiện
có ra khu vực ngoài đường
Vành đai 3 và chuyển đổi đất của các bến xe này phục vụ giao thông công cộng.
* Xây dựng mới các bến: Bến xe Nội
Bài diện tích khoảng 6,0ha; bến xe Phủ
Lỗ diện tích khoảng 10 ha; bến xe Yên Viên (có xem xét dự phòng cho việc kết hợp
với xe khách) diện tích khoảng 10 ha; bến xe Trâu Quỳ diện tích khoảng 10 ha; bến
xe tải phía Nam diện tích khoảng 10 ha; bến xe Khuyến Lương diện tích khoảng
3,5 ha; bến xe Hà Đông diện tích khoảng 6 ha; bến xe Phùng diện tích khoảng 6 ha.
* Xây dựng mới tại các đô thị vệ tinh, mỗi đô thị 1 bến
xe tải liên tỉnh.
+ Bãi đỗ xe nội đô: Quy hoạch các
điểm trông giữ xe công cộng tập trung tại các quận, huyện đáp ứng nhu cầu của
nhân dân. Dành quỹ đất hợp lý trong các khu đô thị mới để bố trí các bãi đỗ xe,
ưu tiên phát triển bãi đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng. Tổng diện tích các bãi đỗ xe
khu vực nội đô khoảng 1.706 ha.
- Quy hoạch các trung tâm dịch vụ
trên các trục quốc lộ hướng tâm tại các cửa ngõ vào thành phố gồm: Dịch vụ rửa
xe, tiếp nhiên liệu, sửa chữa nhỏ, các dịch vụ
khác,...
- Quy hoạch các điểm thông quan nội
địa (Cảng cạn ICD) gồm: ICD Gia Lâm (Cổ Bi), ICD Đông Anh, ICD Đức Thượng, ICD
kết hợp với cảng tổng hợp gồm: ICD Khuyến Lương, Hồng Vân, Phù Đổng.
-
Các trung tâm tiếp
vận: Quy hoạch 07 vị trí trung tâm
tiếp vận tại các đầu mối
giao thông chính là khu vực gần các ga
đầu mối của đường sắt
Quốc gia gồm: Ga Ngọc
Hồi, ga Yên Viên, ga Bắc
Hồng, ga Lạc Đạo, ga Tây Hà Nội,
ga Hà Đông, ga Mê Linh. Quy mô mỗi trung tâm có diện tích khoảng 10 ha.
Qua
sự sắp xếp bố trí trên có thể thấy một số điểm nhấn:
Thứ
nhất: Phân bổ quy hoạch các bến xe cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Hạ
tầng bến bãi về phần lớn dùng để phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa mà nhu cầu
sử dụng của người dân rất lớn và đa dạng việc cần tính toán quy hoạch sao cho phù
hợp là bài toán chính yếu, vừa phân theo nhu cầu sử dụng, vừa phải theo địa dạng
không gian cho các địa phương làm đầu mối đến và đi của người dân, ví dụ cư dân
của khu biệt thự, liền kề Tây Tựu sẽ thuận lợi tiếp cận với bến tàu, xe
khu vực phía Tây hoặc Tây Bắc nếu đi tới khu vực phía nam cần di chuyển kết nối
thuận lợi giữa khu vực phía tây với phía nam rồi từ phía nam đó mới đi tới điểm
cần tới. Làm được vấn đề đó tự khắc độ khó khăn trong tiếp cận sẽ giảm đi rất
nhiều cho người dân.
Thứ
hai: Các bến xe trọng điểm đều được quy hoạch lại bên ngoài.
Các
bến xe liên tỉnh mới, các bến xe tải mới, hoặc các trung tâm tiếp vận lớn đều
được quy hoạch nằm ngoài vành đai 4 hoặc nằm trong vành đai 4 đến vành đai 3,5.
Quy mô của các bến xe này thường lớn có diện tích từ 5-10 ha, làm điểm tập kết
ban đầu cho các bến xe liên tỉnh; Khối lượng vận chuyển rất lớn, nên nếu không
đưa các bến xe, bến tàu này ra bên ngoài thì sẽ gây ra nhiều vấn đề hệ lụy lớn
cho thành phố.
Thứ
ba: Cải tạo các bến xe hiện có:
Bến
xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm….với quy mô 3-5ha sẽ được cải tạo
để tận dụng lợi thế về quỹ đất sẵn có để phục vụ cho nhu cầu công cộng. Đây là
giải pháp hợp lý khi lâu nay các khu đất này đã cho thấy được giá trị của mình.
Trong tiến trình mới của việc mở rộng địa giới Hà Nội thì việc chuyển các đầu mối
vận tải ra bên ngoài đó là việc tất yếu, tuy nhiên để sử dụng hợp lý được lợi
thế sẵn có của các bến bãi cũ cũng đã được tính toan có thể làm bến xe khách
liên tỉnh hạng nhẹ hoặc làm bến xe trung chuyển…đều phù hợp.
Thứ
tư: các thành phố vệ tinh đều có đầu mối giao thông.
Không
nắm giữ vai trò trung tâm như khu đô thị trung tâm, các thành phố vệ tinh của
Hà Nội đều nằm ở các vị trí cửa ngõ của Hà Nội với các tỉnh khác. Sóc Sơn, Phú
Xuyên từ hướng Nam và hướng Bắc đi vào Hà Nội, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai đi từ
hướng Tây vào, đây đều là các tỉnh có mật độ dân số lớn, nên giao thương cũng
nhiều. Điểm này sẽ giúp giảm tải được lưu lượng cho khu đô thị trung tâm một phần,
góp phần vào giảm ô nhiễm tiếng ồn, giảm tải được tắc đường cho Hà Nội nói
chung và khu dân cư như biệt thự, shophouse Tây Tựu.
Thứ
năm: Giảm thiểu việc mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Bến
tàu, xe, trung tâm tiếp vận luôn là nơi rất phức tạp, không chỉ có hành khách, hàng
hóa mà còn rất nhiều người mưu sinh dựa vào các điểm này. Tuy nhiên, tình trạng
mất an ninh trật tự thường xuyên diễn ra, các điểm phức tạp như Ga Hà Nội, bến
xe Giáp Bát luôn là vấn đề thường trực, vì vậy quy hoạch lại, đầu tư hiện đại
lên, quản lý tốt hơn dựa vào công nghệ hiện đại luôn là hướng đi chuẩn xác để
làm thay đổi bộ mặt đô thị.
Có
thể thấy quy hoạch tốt bến tàu xe, trung tâm tiếp vận có ảnh hưởng lớn đến cục
diện cũng như bộ mặt đô thị của Hà Nội. Mỗi dự án đều làm tốt thì tự khắc bộ mặt
thành phố sẽ khác. Từng khu dân cư như khu liền kề, biệt thự Tây Tựu hay
các bến tàu, bến xe làm tốt thì Hà Nội mới làm tốt được mục tiêu của mình.
Công ty
Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm biệt thự,
shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu. Hotline: 085.989.3555 hoặc
0987.429.748
Trân trọng!

Không có nhận xét nào: