QUY HOẠCH KẾT NỐI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM VỚI ĐÔ THỊ VỆ TINH BẰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Việc kết nối đô thị trung tâm với
đô thị vệ tinh luôn là ưu tiên và nhiệm vụ hàng đầu của quy hoạch Hà Nội, tuy
nhiên để thực hiện như thế nào cho hiệu quả không phải là bài toan dễ. Để làm được
việc đó ngoài giao thông chính là đường bộ thì còn phải thêm hạng mục giao
thông đường sắt loại hình vận tải hành khách. Đây thuộc vào mục đường sắt đô thị
nhưng chúng tôi xin tác hạng mục này ra riêng để phân tích sâu hơn vai trò, tác
động tới cư dân Hà Nội như khu shophouse, biệt thự Tây Tựu.Quy hoạch vận tải đường sắt đô thị
- Kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh: Kéo dài các tuyến đường sắt
đô thị trung tâm để kết nối với
đô thị vệ tinh như sau:
+ Kéo dài tuyến số 2 từ Nội Bài đến
Trung Giã, huyện Sóc Sơn, chiều dài khoảng 9 km, tuyến đường này chính là đi
qua khu đô thị Ciputra để sang Đông Anh
+ Kéo dài tuyến số 2A từ Hà Đông
đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí đề pô tại
Xuân Mai.
+ Kéo dài tuyến số 3 từ
Nhổn đi đô thị vệ tinh
Sơn Tây theo hướng Quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30 km, bố trí đề pô tại Sơn Tây, đoạn này
rất gần vơi khu shophouse, biệt thự Tây Tựu.
+ Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân
Mai: Chiều dài khoảng 32 km, từ khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, tuyến đi theo hướng
Quốc lộ 21 kéo dài đến các đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai, khi chưa xây dựng
đường sắt đô thị nghiên cứu sử dụng xe buýt nhanh, bố trí đề pô tại xã Hòa Thạch.
-
Các tuyến tàu điện
một ray (monorail): Quy hoạch một số tuyến
tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị gồm:
(1)
Liên Hà - Tân Lập
- An Khánh dài khoảng
11 km; (2) Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn
Mỗ - Phúc La, Giáp Bát
- Thanh Liệt - Phú Lương
dài khoảng 22 km; (3) Nam Hồng - Mê Linh - Đại
Thịnh dài khoảng 11
km, sau này tuyến có thể kéo dài lên Phúc Yên.
- Cầu đường sắt qua sông Hồng:
Xây dựng 05 cầu đường sắt đô thị qua sông Hồng gồm: Cầu đường sắt vượt sông Hồng
Tuyến số 1 (vị trí cách cầu Long Biên khoảng 75 m về phía thượng lưu), cầu Nhật
Tân (Tuyến số 2), cầu Vĩnh Tuy (Tuyến số 4), cầu Thượng Cát (Tuyến số 7), cầu
Lĩnh Nam (Tuyến số 8).
Trong nội dung này chúng ta có thể
thấy một số điểm nhấn như sau:
Thứ nhất: Một số khu đô thị được
kết nối thuận lợi với khu đô thị trung tâm.
Như đô thị Xuân Mai được kết nối
thuận tiện hơn khi đường sắt đô thị 2A được nối dài hay khu đô thị Sóc Sơn được
kết nối bằng tuyến đường sắt đô thị số 2, đô thị Sơn Tây được kết nối bởi đường
sắt đô thị số 3. 4/5 khu đô thị vệ tinh đã được nối dài, điểm chuyên chở này là
một bước tiến lớn, hướng đến sự hoàn thiện về hạ tầng kết nối giữa đô thị vệ
tinh và trung tâm, điểm này được hưởng lợi lớn từ những cụm cư dân nằm trên đường
có đường sắt đô thị mở dài như khu dân cư biệt thự, liền kề Tây Tựu.
Thứ hai: Một số khu vực được kết
nối bởi tuyến đường sắt Monorail
Đây là loại tàu điện một ray, mục
đích của các loại hình này đó là chi phí đầu tư rẻ, nhưng cực kỳ cơ động giúp
cho nhiều khu vực chưa có đường sắt đô thị hoặc có nhưng việc kết nối có nhiều
khuyết điểm thì tuyến đường này cực kỳ phù hợp. Hà Nội xây dựng 03 tuyến đường
này vét sạch những điểm đang còn trống trong quy hoạch đường sắt đô thị kia góp
phần vào việc tạo điều kiện phát huy tối đa giá trị của các tuyến đường sắt đô
thị còn lại.
Thứ ba: Các tuyến cầu vượt sông Hồng.
Đây là những tuyến cầu chuyên dụng
để xây dựng cho đường sắt đô thị giúp khai thác hiệu quả các tuyến đường mà chi
phí đầu tư thấp. Có tổng cộng 07 cây cầu trong đó cây cầu Thượng Cát là gần với
khu dân cư biệt thự, shophouse Tây Tựu nhất, trùng với đường vành đai
3.5 và cậu Thượng Cát. Tuyến đường này cũng là phương án hữu hiệu nhất đưa Tây
Tựu gần với bờ bên kia hơn.
Có thể thấy rằng phương án đường
sắt đô thị không những giúp kết nối được dân cư giữa các khu vực với nhau mà
còn là một khu vực rộng lớn với khả năng liên vùng, mục tiêu xây dựng Hà Nội
năm 2030 có tổng 55% lượng người tham gia giao thông sử dụng phương tiện giao
thông công cộng là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư dự án rất lớn
nên phải phân kỳ đầu tư hiệu quả và không ngừng nâng cao kinh nghiệm và chất lượng
xây dựng để mang lại những dự án hiệu quả cho người dân. Khu dân cư biệt thự,
shophouse Tây Thăng Long có tổng cộng 4 tuyến đường sắt đô thị chạy qua, 01 tuyến
monorail 02 tuyến đường sắt đô thị nối các khu đô thị vệ tinh với nhau nên cư
dân nơi đây là người được hưởng lợi nhiều nhất. Theo phân kỳ đầu tư dự án thì dự
kiến năm 2023 dự án khu đô thị Tây Tựu mới đi vào thực chất vấn đề cũng là giai
đoạn Hà Nội chuyển biến đầu tư nhiều vào hạng mục đường sắt đô thị trong đó có
những tuyến bắt đầu đi vào vận hành như tuyến số 3 đoạn Nhổn – Kim Mã. Hạ tầng
chuyển biến, dân sinh được bao phủ là những điểm nhấn tốt cho một giai đoạn
phát triển mới của quận Bắc Từ Liêm.
Công ty
Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm biệt thự,
shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu. Hotline: 085.989.3555 hoặc
0987.429.748
Trân trọng!

Không có nhận xét nào: