QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NGOÀI ĐÔ THỊ CỦA HÀ NỘI
Trong hệ thống đường giao thông của Hà Nội ngoài phần đường bộ đối ngoại còn có hệ thống giao thông ngoài đô thị có ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc giao thông chung của Thủ đô, trong chuyên mục này chúng tôi xin gửi đến bài phân tích chuyên sâu về hạng mục quy hoạch này, những ảnh hưởng của mạng lưới đường này tới các khu dân cư như shophouse, biệtthự Tây Tựu.
![]() |
Một tuyến đường giao thông qua thị trấn |
+ Xây dựng mới các trục đường nối
đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh với tổng chiều dài khoảng 90 km; quy mô mặt cắt ngang 40 - 60 m cho tối thiểu 6
làn xe cơ giới, bao gồm các trục: (1) Trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới
đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20 km; (2) Trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn từ Vành
đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài
khoảng 25 km; (3) Trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh
Xuân Mai dài khoảng 20 km; (4) Trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới
đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25 km.
+ Xây dựng 31 trục đường tỉnh, đường
liên huyện có tính chất quan trọng về giao thông với tổng chiều dài khoảng 611
km theo quy mô đường cấp III và cấp
II đồng bằng trên cơ sở bám theo các đường tỉnh hiện có và bổ sung các trục mới
gồm: đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam; đường trục phát triển kinh tế
phía Nam có kết nối với đường Bái Đính - Ba Sao; đường trục Đỗ Xá - Quan Sơn;
đường trục Chúc Sơn - Miếu Môn - Hương Sơn...
STT |
Ký hiệu |
Tên dự án |
Giai đoạn thực hiện |
Quy mô |
|
Chiều dài khoảng (Km) |
Bề rộng mặt cắt ngang quy hoạch (m) |
||||
II |
|
Hệ thống giao thông ngoài đô thị |
|
701 |
|
|
2 |
Trục Tây Thăng Long đoạn từ vành đai 4
tới Sơn Tây |
2016 - 2020 |
20 |
40 |
|
2 |
Trục Hồ Tây – Ba Vì đoạn từ đường vành
đai 4 tới Hòa Lạc |
Sau năm 2020 |
25 |
50 |
|
3 |
Trục Hà Đông – Xuân Mai đoạn từ vành
đai 4 tới Xuân Mai |
2016 - 2030 |
20 |
40 |
|
4 |
Trục Ngọc Hồi – Phú Xuyên đoạn từ vành
đai 4 tới Phú Xuyên |
2020 - 2030 |
25 |
40 |
|
5 |
Đường trục phát triển kinh tế Bắc -
Nam |
2016 - 2030 |
60 |
42 |
|
6 |
Đường trục phát triển kinh tế phía Nam |
2016 - 2020 |
35 |
40 |
|
7 |
Trục Đỗ Xá – Quan Sơn |
2016 - 2020 |
26 |
37 |
|
8 |
Đường trục Chúc Sơn – Miếu Môn – Hương
Sơn |
2016 - 2030 |
42 |
27 |
|
9 |
Đường tỉnh 308: Tiến Thắng – Chu Phan |
2016 - 2030 |
11 |
21 |
|
10 |
Đường tỉnh 312: Tam Báo – Thạch Đà |
2016 - 2030 |
7 |
21 |
|
11 |
Đường tỉnh 419 (mới): Đê Hữu Hồng – Đường
tỉnh 412 – Đô thị Quốc Oai – Tây đô thị Chúc Sơn – đê sông Đáy – Thị trấn Đại
Nghĩa – Hương Sơn |
2016 - 2030 |
67 |
21 |
|
12 |
Đường tỉnh 411: Đồng Bảng (Ba Vì) – Cổ
Đô (Ba Vì) |
2016 - 2020 |
8 |
21 |
|
13 |
Đường tỉnh 412: Tây Đằng (Ba vì) –
Tòng Bạt (Ba Vì) |
2016 - 2020 |
7 |
21 |
|
15 |
Đường tỉnh 413: Bất Bạt (Ba Vì) – vành
đai đường sắt đô thị Sơn Tây |
2016 - 2020 |
23 |
21 |
|
16 |
Đường tỉnh 414B: Ba Trại (Ba Vì) – Đường
Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (Tản Lĩnh – Ba Vì) |
2016 - 2020 |
6 |
21 |
|
17 |
Đường tỉnh 415: Suối Hai (Ba Vì) – Chẹ
(Ba Vì) |
2016 - 2020 |
12 |
21 |
|
18 |
Đường tỉnh 412B: Suối Hai (Ba Vì) – Đê
Hữu Hồng – Cầu Việt Trì – Ba Vì |
2016 - 2020 |
21 |
21 |
|
19 |
Đường tỉnh 414: Việt 105 (Sơn Tây) –
Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (Tản Lĩnh – Ba Vì) |
2016 - 2020 |
16 |
21 |
|
20 |
Đường tỉnh 427: Hồng Vân (Thường Tín)
- Bắc Thị trấn Kim Bài - Đô thị Xuân Mai |
2016 - 2020 |
30 |
23 |
|
21 |
Đường tỉnh 423: An Thượng (Vành đai 4)
- Đông Quang - Quốc lộ 21 |
2016 - 2020 |
18 |
21 |
|
22 |
Đường tỉnh 417: Thái Hòa (Ba
Vì) - Trưng
Vương (Sơn Tây) - Thọ Xuân (Đan Phượng) - cầu Hồng Hà |
2016 - 2020 |
54 |
21 |
|
23 |
Đường tỉnh 429A nhánh Bắc: Miếu
Môn (Chương Mỹ) - Quốc
lộ 21B - Đường kinh tế phía Nam |
2016 - 2020 |
20 |
21 |
|
24 |
Đường tỉnh 429B nhánh Nam: Miếu
Môn (Chương Mỹ) - Quốc
lộ 21B - Đường kinh tế phía Nam |
2016 - 2020 |
21 |
21 |
|
25 |
Đường tỉnh 416: Vân Hòa (Ba Vì)
- Cung Sơn (Phúc Thọ)
- đi trùng Đường
tỉnh 418 - Đê Hữu Hồng |
2016 - 2020 |
16 |
21 |
|
26 |
Đường tỉnh 428: Vân Đình (Ứng Hòa) - Quang Lãng (Phú Xuyên) |
2016 - 2020 |
15 |
21 |
|
27 |
Đường tỉnh 428B: Tri Thủy (Phú Xuyên) - Minh Tân (Phú Xuyên) |
2016 - 2020 |
11 |
21 |
|
28 |
Đường tỉnh 424: Quan Sơn (Mỹ Đức) - Tế Tiêu (Ứng
Hòa) - Quốc lộ 21B |
2016 - 2020 |
10 |
21 |
|
29 |
Đường tỉnh 429C: Cầu Bầu (Ứng Hòa) - Thanh Ấm (Ứng Hòa) |
2016 - 2020 |
4 |
21 |
|
30 |
Đường
tỉnh 426: Quàn Xá (Ứng Hòa) - Thái Bằng (Ứng Hòa) |
2016 - 2020 |
8 |
21 |
|
31 |
Đường tỉnh 420: Thị trấn Liên Quan (Thạch
Thất) - Hiệp Thuận (Phúc Thọ) |
2016 - 2020 |
9 |
21 |
|
32 |
Lê Văn Lương kéo dài (từ Vành đai 4 đến đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam) |
2020 - 2030 |
7 |
40 |
|
33 |
Đường tỉnh 446: Qua đô thị Hòa Lạc |
2016 - 2020 |
6 |
21 |
|
34 |
Trục Chùa Hương - Bái Đính
|
2016 - 2020 |
17 |
21 |
|
35 |
Tuyến nối Vành đai 4 với Bắc Giang |
2020 - 2030 |
18 |
23 |
Qua nội dung quy hoạch trên chúng ta có thể thấy một số
vấn đề:
Thứ nhất: Thị phần lớn nhất
Trong cấu trúc hệ thống đường bộ của Hà Nội thì thị phần
đường ngoài đô thị chiếm tỷ trọng lớn nhất lên đến 701km. Nếu coi đường vành
đai 4 là ranh giới giữa khu đô thị trung tâm và các tuyến đường trong khu đô thị
vệ tinh thì ngoài đường bộ đối ngoại như chúng ta đã biết trong chuyên mục trước
phần còn lại chính là đường ngoài đô thị. Số lượng các tuyến đường nhiều trên một
không gian rộng lớn nên thị phần của loại đường này cao là chuyện đương nhiên.
Nếu dân cư đi từ trong đô thị trung tâm như các khu biệt thự, shophouse TâyTựu ra bên ngoài đều phải di chuyển ít nhất qua loại hình giao thông này.
Thứ hai: Cơ cấu trong đường giao thông ngoài đô thị
Đường giao thông ngoài đô thị gồm có 02 loại là đường
trục chính ngoài đô thị và đường tỉnh lộ, trong đó đường trục chính ngoài đô thị
chiếm 90km có bề rộng từ 40-60m như tuyến đường Ba Vì – Hồ Tây đoạn ngoài đường
vành đai 4, tuyến Tây Thăng Long (tuyến đường này đi qua khu dân cư biệt thự,
liền kề Tây Tựu) cũng từ đường vành đai 4 đi Sơn Tây, còn lại là đường tỉnh,
đường huyện có 31 tuyến chiếm 611km. Các tuyến đường tỉnh, huyện này có ý nghĩa
rất quan trọng giúp cư dân đi lại thuận lợi hơn bên cạnh các trục chính. Trục
chính đóng vai trò các tuyến đường cơ giới vận hành chính nhưng chi phí lớn,
quy mô lớn nên số lượng có hạn, còn các loại đường tỉnh, huyện là đường sẵn có
hoặc chi phí đầu tư nhỏ nên thời gian thực hiện nhanh. Chính điểm này sự linh động
này làm giảm tải cho trục chính rất nhiều và khai thác hiệu quả hơn các loại
hình giao thông.
Thứ ba: Thời gian phân kỳ đầu tư
Một số tuyến đường trục chính ngoài đô thị được thực
hiện trong giai đoạn sau năm 2020, phụ thuộc vào nguồn lực và ưu tiên phát triển
kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa của Hà Nội còn trục đường tỉnh, huyện thì
chủ yếu được thực hiện trong những năm 2016 – 2020, hiện tại đã đưa vào sử dụng
góp phần vào hoàn thiện một bước quan trọng trong bài toán hạ tầng của Hà Nội.
Có thể nói giao thông hạ tầng luôn đóng vai trò khung
xương cho sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, giao thông đường bộ ngoài
đô thị là một phần trong hạ tầng giao thông đường bộ. Trong giai đoạn 2020 là
thời điểm quan trọng để hình thành cơ bản cho khung xương này, từ đây các khu dự
án như shophouse, biệt thự Tây Tựu mới có cơ sở đi vào hoạt động.
Công ty
Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm biệt thự,
shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu. Hotline: 085.989.3555 hoặc
0987.429.748
Trân trọng!

Không có nhận xét nào: