QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY CỦA HÀ NỘI
Một trong những hạng mục trong quy hoạch phát triển Thủ
đô và giao thông Thủ đô Hà Nội không thể thiếu phần giao thông đường thủy. Đây
là việc khai thác các giá trị tự nhiên của địa phương, đồng thời đường thủy cũng
đang còn sơ khai nếu khai thác tốt sẽ mang lại rất nhiều nguồn lợi cho Hà Nội
trong tương lai, những quy hoạch về loại hình này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
các khu dân cư như shophouse, biệt thự Tây Tựu của Hà Nội.Vận tải đường thủy đang có nhiều lợi thế
- Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 có quy định rất cụ thể:
+ Giao thông đường thủy đối ngoại: cải tạo nạo vét luồng
tuyến, nâng cấp xây mới các cảng, bến thủy dọc
+ Giao thông đường thủy đô thị: cải tạo, bổ sung điều
tiết nguồn nước vào mùa cạn cho các tuyến sông Cà Lồ, Sông Đáy, Sông Thiếp –
ngũ Huyện Khê, hệ thống sông Nhuệ - Tô Lịch phục vụ khai thác vận tải thủy du lịch,
nghỉ ngơi bằng tàu nhỏ. Xây dựng các bến thuyền du lịch dọc các sông.
- Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch giao thông đường thủy gồm:
+ Luồng vận tải thủy: Quy hoạch các luồng vận tải thủy đáp ứng các yêu
cầu về giao thông thủy nội địa,
phòng chống lũ, cải tạo chỉnh trị sông, ổn định đường bờ sông và bãi sông để khai thác quỹ
đất vào các mục tiêu quy hoạch của
Thành phố. Quy hoạch phân cấp kỹ thuật
các sông, kênh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như sau:
TT |
Tên sông |
Tổng chiều dài trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (km) |
Chiều dài quy hoạch (km) |
Cấp sông quy hoạch |
1 |
Sông Hồng |
163 |
163 |
|
Ngã ba Việt Trì – Cảng Hà Nội |
75 |
75 |
II |
|
Cảng Hà Nội – Quang Lãng
(giáp Hà Nam) |
88 |
88 |
I |
|
2 |
Sông Đuống |
37 |
37 |
I |
3 |
Sông Thao |
14 |
14 |
III |
4 |
Sông Đà |
32 |
32 |
III |
5 |
Sông Đáy |
120 |
120 |
|
Cẩm Đình – Ba Thá |
|
76 |
V |
|
Ba Thá – Tân Sơn (Hà Nam) |
|
44 |
IV |
|
6 |
Sông Cầu |
15 |
15 |
III |
7 |
Sông Công |
12 |
12 |
III |
8 |
Sông Nhuệ, Sông Tích, Sông
Cà Lồ, Sông Tô Lịch, Sông Thiếp (Ngũ Huyện Khê) |
Sông cấp V, phục vụ du lịch,
thoát nước, thủy lợi và cảnh quan môi trường đô thị |
+ Hệ thống cảng
* Cảng chính: Quy
hoạch 04 cảng hàng hóa chính gồm: Cảng Hà Nội cho tầu trọng tải 100tấn, công suất
500.000 tấn/năm; cảng Khuyến Lương (sông Hồng) cho tầu trọng tải 1.000 tấn,
công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Phù Đổng (sông Đuống) cho tầu trọng tải 800 tấn,
công suất 3.000.000 tấn/năm; cụm cảng Đa Phúc (sông Công) cho tầu trọng tải 600
tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm. Cảng Hà Nội được đầu tư theo hướng chuyển đổi
công năng chủ yếu phục vụ du lịch, kết hợp bốc dỡ hàng hóa sạch.
Quy hoạch các cảng
container kết hợp với cảng tổng hợp gồm: cảng Khuyến Lương, cảng Hồng Vân và cảng
Phù Đổng.
* Cảng chuyên dụng: Các cảng
chuyên dụng sẽ được xây dựng theo quy hoạch riêng của các ngành, các nhà máy
tuân thủ theo các định hướng sau:
Cảng chuyên dụng
xăng dầu Đức Giang: Di chuyển ra khu vực cảng Giang Biên khi điều kiện cho
phép.
Các cảng chuyên
dụng phục vụ các nhà máy, công nghiệp tầu thủy... không kết hợp làm cảng tổng hợp
cho vùng.
* Cảng khu vực và sắp xếp
lại bến thủy nội địa:
Nâng cấp và xây
dựng mới các cảng khu vực (cảng địa phương) gồm: Cụm cảng Sơn Tây cho tầu trọng
tải 800 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Hồng Hà cho tầu trọng tải 800 tấn,
công suất 2.000.000 tấn/năm; cụm cảng Chèm - Thượng Cát cho tầu trọng tải 800 tấn,
công suất 4.500.000 tấn/năm những cảng này rất gần với khu dân cư shophouse,biệt thự Tây Tựu; cảng Bắc Hà Nội (cảng Tầm Xá) cho tầu trọng tải 800 tấn,
công suất 1.200.000 tấn/năm; cảng Thanh Trì cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất
1.500.000 tấn/năm; cảng Bát Tràng cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 300.000
tấn/năm; cảng Vạn Điểm - Phú Xuyên (sông Hồng) cho tầu trọng tải 800 tấn, công
suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Mai Lâm
(sông Đuống) cho tầu trọng tải 600 tấn, công suất 500.000 tấn/năm; cảng Chẹ
(sông Đà) cho tầu trọng tải 300 tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm; cảng Ba Thá
cho tầu trọng tải 300 tấn, công suất 200.000 tấn/năm; cảng Tế Tiêu (sông Đáy) cho
tầu trọng tải 300 tấn, công suất 300.000 tấn/năm.
Không bố trí các
bến thủy nội địa trong phạm vi đường Vành đai 2.
* Cảng hành khách:
Cụm cảng hành
khách trung tâm Hà Nội tại khu vực bến tầu khách Chương Dương hiện có và khu
quy hoạch bến tầu khách tại cảng Hà Nội.
Các cảng hành
khách khác bố trí dọc các tuyến vận tải hành khách: Tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch
sông Hồng, sông Đuống; tuyến du lịch sinh thái trên các sông Đáy, sông
Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ, sông
Tô Lịch, sông Thiếp
(Ngũ Huyện Khê).
* Hệ thống đường ngoài cảng:
Đường ngoài
cảng có quy mô tối thiểu 2 làn
xe, tải trọng phù hợp
với các trục đường theo
quy hoạch và được kết nối với các đường
vành đai, đường dọc bờ sông.
Tổ chức giao
thông trong và ngoài cảng được thực hiện đồng bộ với giao thông đô thị, giao
thông quốc gia.
Từ vấn đề quy hoạch
chung trên chúng ta có thể thấy một số điểm nhấn:
Thứ nhất: Tiềm
năng sử dụng lớn.
Với hệ thống
sông ngoài nhiều, việc khai thác sử dụng mới chỉ dừng ở mức vận tải hàng hóa là
hiệu quả còn những mặt khác đang còn rất sơ khai như tiềm năng du lịch, vận tải
hành khách. Khi dân số Hà Nội lên cao thành thành phố 10 triệu dân và mô hình
phát triển của Hà Nội là khu đô thị trung tâm cùng với các thành phố vệ tinh sẽ
mang đến nhiều điều kiện thuận lợi để Hà Nội kết nối vận tải thủy của mình.
Thứ hai: Giao
thông mở ra cơ hội cho các khu vực ven các tuyến sông.
Dọc các tuyến
sông Hồng, sông Đuống, sông Thao…như khu shophouse, biệt thự Tây Tựu có
vị trí rất gần với các sông này nên kết nối của các vùng này sẽ có nhiều điểm lợi
thế hơn hẵn so với các vùng khác, không chỉ ở Hà Nội mà còn cả ở các tỉnh lân cận.
Thứ ba: Tiềm
năng từ việc quy hoạch phân khu đô thị hai bên bờ sông Hồng.
Thời gian tới Hà
Nội sẽ công bố quy hoạch xây dựng phân khu hai bên bờ sông Hồng đã cho thấy giá
trị của vùng đất này khi tạo cảnh quan chủ lực cho Hà Nội và điểm nhấn cho
không gian Hà Nội, các khu dân cư dọc tuyến này cũng sẽ được hưởng lợi.
Thứ tư: Sự kết nối
đồng bộ các loại hình giao thông.
Dọc hai bên bờ sông
Hồng là các tuyến đường giao thông đường bộ, đường đê, kết nối hai bên bờ sông
là các tuyến đường vành đai, các cây cầu, hầm…giúp việc sử dụng được hiệu quả
các tuyến đường thủy của Hà Nội. Đường thủy sẽ không phát huy tác dụng nếu
không có sự bổ trợ của các loại hình khác.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên
phân phối các sản phẩm biệt thự, shophouse Tây Thăng Long, liền kề Tây Tựu.
Hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!

Không có nhận xét nào: