QUY HOẠCH HÀ NỘI CÓ NHỮNG ĐIỂM GÌ ĐÁNG CHÚ Ý?
Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế, là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang vươn mình mạnh mẽ trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, xứng tầm 1 trong 17 Thủ đô lớn nhất thế giới. Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch (QH) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Chúng ta cùng xem những điểm nhấn đáng chú ý gì trong QH này? vấn đề này ảnh hưởng như thế nào tới các khu dân cư shophouse, biệt thự Tây Tựu ?
![]() |
Quy hoạch Hà Nội |
Điểm nhấn thứ nhất về mô hình phát triển không gian đô
thị:
Thủ đô hà nội phát triển theo mô hình chùm
đô thị (ĐT) gồm khu vực ĐT trung tâm, 5 ĐT vệ tinh, các thị trấn được kết nối
bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục đường hướng tâm, có
mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Đây là điểm nhấn quan trọng nhất của Hà
Nội. Trước đây Hà Nội chỉ có nội thành và ngoại thành diện tích chưa đến
1000km2, khi sáp nhập các tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, 04 xã của huyện Lương Sơn
vào diện tích đã tăng gấp 3,3 lần nên không gian của Hà Nội cũng được mở rộng,
từ đó phải hình thành nên khu ĐT trung tâm với trọng tâm là nội đô mở rộng và
các thành phố vệ tinh, từ đây sẽ hình thành nên các trung chức năng riêng phù
hợp với thế mạnh của mỗi ĐT, đồng thời sẽ hình thành nên chính quyền đô thị,
nghĩa là thành phố trực thuộc thành phố mà truyền thông lâu nay vẫn nói. Đây là
mô hình mới làm căn cơ cho sự phát triển của Hà Nội.
Thứ hai là hướng Tây.
Hướng tây chứ không phải hướng đông hay
hướng Bắc vì địa thế liền thổ của Hà Nội ngàn đời nay, dòng sông Hồng chia tách
thành 2 phần rõ ràng, phần phía Đông là ngoài sông Hồng còn sông Đuống nên
không gian bị chia nhỏ nhiều, nếu trọng điểm nằm ở phía bờ Đông và Bắc thì chi
phí sẽ tăng cao, cùng với việc phần lớn diện tích trong lần sáp nhập này thuộc
đất của Hà Tây cũ nên việc hướng Tây là đương nhiên, những dự án trong đường mở
rộng này của Hà Nội như shophouse, biệt thự Tây Tựu sẽ được hưởng lợi rất
nhiều.
Thứ ba đường vành đai 4 – ranh giới lớn
nhất của Hà Nội.
Đường vành đai 4 được coi là ranh giới mềm
giữa khu ĐT trung tâm và phần còn lại. Ngoài đường vành đai 4 được là thành phố
vệ tinh, các thị trấn, khu vực nông thôn. Điểm dễ nhận thấy nhất là các địa
phương trong đường vành đai 4 này sau này đều sẽ lên quận cả. Đây cũng chính là
điểm rất đáng chú ý dành cho dân cư các huyện như Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh
Trì, Gia Lâm….các dự án shophouse, biệt thự Tây Tựu nằm sâu trong lòng của khu
ĐT trung tâm.
Thứ tư Khu ĐT nội đô lại phân chia thành
nhiều lớp khác nhau
Từ đường vành đai 2 trở vào là nội đô lịch
sử nơi hạn chế xây dựng nhà cao tầng, bảo tồn các giá trị truyền thống, văn
hóa, văn minh của Thăng Long xưa, đồng thời di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở
đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài…
Từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ là khu
vực phát triển các khu ĐT mới, trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp
thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại, nơi đây được xác định là khu
vực phát triển sôi động nhất của Hà Nội, với các công trình biểu tượng như
trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, văn hóa…mang tính biểu tượng của Hà
Nội và Việt Nam. Một Hà Nội mới năng động, phát triển thể hiện qua đây rất rõ.
Hai khu mở rộng là khu Nam sông Hồng (từ
bờ sông Nhuệ đến vành đai 4) và bắc sông Hồng là nơi xây dựng, phát triển các
khu dân cư mới, đồng bộ, hiện đại như các khu biệt thự, shophouse Tây Tựu hoặc
các công trình về thương mại, tài chính, trung tâm văn hóa cấp vùng, quốc
gia….Nơi đây sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành bộ mặt ĐT mới khang
trang, đẹp hơn cho Hà Nội. Những nơi trước đây bị xem là vùng xa xôi so với
trung tâm thì giờ đây các khu đô thị mới, các khu dân cư mới đẳng cấp kết hợp
cùng với việc cải tạo các khu dân cư cũ sẽ cho thấy một Hà Nội rất khác hiện
tại.
Thứ năm điểm nhấn hai bên bờ sông Hồng
Không thể nào khác, sông Hồng vẫn đóng vai
trò là điểm nhấn trong phát triển Hà Nội, trục sông này vẫn quá quan trọng
trong tiến trình lịch sử của Hà Nội. Không chỉ là con sông chạy chính giữa thủ
đô, cung cấp nguồn nước, phù sa, nhiều nguồn lợi khác cho ngươi dân mà đây còn
là văn hóa, là lịch sử của Thủ đô vì vậy trong QH chung này sông Hồng không thể
đứng ngoài cuộc chơi được. Sông Hồng sẽ là trục cảnh quanh, là nơi điều hòa khí
hậu, là nơi cân bằng trong sự phát triển và sinh thái cho Hà Nội để dung hòa
giữa một Hà Nội hiện đại, năng động và một Hà Nội văn hiến, điểm này càng có
vai trò quan trọng đối với cư dân trung khu ĐT trung tâm vì độ phủ sóng của con
sông này quá lớn tới mọi nơi của khu ĐT này.
Thứ sáu là hạ tầng giao thông
Giao thông luôn đóng vai trò mạch máu của
nền kinh tế, giao thông phải đi trước là khung xương cho sự phát triển, việc
đưa ra mô hình phát triển là gồm ĐT trung tâm và các khu ĐT vệ tinh hay phân
lớp quy hoạch trung khu ĐT trung tâm chỉ có thể thực hiện được khi được vận
hành, vận chuyển của các phương tiện giao thông được thuận lợi. Hà Nội phát
triển giao thông dựa trên việc xây dựng các tuyến đường vành đai như vành đai 1
đến vành đai 5 và các trục đường hướng tâm như đường Quốc lộ 1, đường quốc lộ
6, quốc lộ 32, đại lộ Thăng Long, Tây Thăng Long….cùng các tuyến đường ĐT, cấp
liên khu vực, khu vực,….đưa người dân thuận lợi kết nối tới mọi nơi một cách dễ
dàng. Đồng thời đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng với các tuyến đường
sắt ĐT, tuyến buýt BRT, hạ tầng giao thông khác sẽ giảm tải ùn tắc giao thông,
hạn chế phương tiện cá nhân, giúp lưu thông thuận tiện hơn. Cư dân shophouse,
biệt thự Tây Tựu chỉ cần có hạ tầng kết nối tốt thì việc tiếp cận cũng rất đơn
giản.
Sau 10 năm QH được công bố thì hiện tại Hà
Nội đã đi được bước đường dài trong việc phát triển của mình, các điểm nhấn về
hạ tầng giao thông như đường vành đai 3, vành đai 2, đường trên cao, các khu
dân cư mới không ngừng ra đời đáp ứng được nhu cầu của người dân, đưa Hà Nội đi
đúng định hướng của mình. Trong giai đoạn 10 năm tới là giai đoạn đi vào đầu tư
thực chất, có sự chuyển biến về chất trong vấn đề phát triển, các khu dân cư
mới như shophouse, biệt thự Tây Tựu sẽ góp phần đáng kể vào công cuộc đó khi
biến những khu vực mới này thành những nơi đáng sống bậc nhất Hà Nội.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam là
đơn vị phân phối sản phẩm shophouse, biệt thự Tây Tựu, liền kề Tây Thăng Long.
Chúng tôi luôn đồng hành cùng quý khách hàng để kiến tạo nên những khu dân cư
chất lượng cho Hà Nội. Chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 085.989.3555
Trân trọng!

Không có nhận xét nào: