THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3.5
Quận Bắc Từ Liêm đang có những bước
phát triển vượt bậc nhờ vào việc được đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại.
Trong đó nhiệm vụ là phải tạo được bộ khung vững chắc cho sự phát triển của khu
vực, các tuyến đường vành đai, trục chính đi qua là những tuyến giao thông trọng
yếu nhất. Trong số đó có đường vành đai 3.5. Chỉ cách tuyến đường này 1,5km khu
shophouse, biệt thự Tây Tựu sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào khi tuyến đường này
thông tuyến trong tương lai?Công trường đang thi công
Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày
31/3/2016 về việc Phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2050 thì đường Vành đai 3,5 thuộc tuyến trục chính đô thị
(trục chính chủ yếu) có ký hiệu TC2. Tổng chiều dài toàn tuyến 35km, Gồm các đoạn
Quang Minh – cầu Thượng Cát – Quốc Lộ 32 – Đại lộ Thăng Long – Quốc lộ 6 – Quốc
lộ 1 phía Nam. Chiều rộng mặt cắt từ 42 – 80m.
- Trong đó đoạn từ Quang Minh –
Thượng Cát – Quốc Lộ 32 có chiều dài 16km, bề rộng đường 60m.
- Đoạn từ Quốc Lộ 32 – Đại lộ
Thăng Long dài 6km rộng 60m
- Đoạn từ Văn Phú đến cầu Ngọc Hồi
dài 13km, bề rộng 80m. Đoạn từ Văn Phú đến Kiến Hưng dài 3km rộng 80m, đoạn từ
Kiến Hưng đến cầu Ngọc Hồi rộng 10m.
Toàn tuyến được chia thành các dự
án, được triển khai đầu tư theo các giai đoạn khác nhau, phuộc thuộc vào vốn đầu
tư và tính hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Chúng tôi chỉ tập
trung cho 2 vấn đề là Đoạn từ Thượng Cát đến Đại Lộ Thăng Long và cầu Thượng
Cát mà thôi. Hai vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân sống tại biệt thự,shophouse Tây Tựu.
Theo Quyết định 3320/QĐ-UBND ngày
24/6/2014 về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 3.5 đoạn từ
cầu Thượng Cát đến Đại lộ Thăng Long, tỷ lệ 1/500, địa điểm quận Bắc Từ Liêm,
huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức. Tuyến đường có chiều dài khoảng 9,54km điểm đầu
giao tuyến đường vành đai 3,5 với đê sông Hồng hiện có (cầu Thượng Cát), điểm
cuối giao với Đại lộ Thăng Long. Chức năng chính là tuyến đường vành đai của đô
thị trung tâm, trục giao thông chính kết nối chuỗi đô thị phía đông đường vành
đai 4, kết nối các Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long và các tuyến đường cấp đô thị
hướng tâm. Tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang rộng B=60m, bao gồm: Dãi phân
cách giữa rộng 5,5m, phần xe cơ giới mỗi bên rộng 12,25m (3 làn xe mỗi bên), dải
phân cách bên ngăn cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ mỗi bên rộng 1m, làn
xe thô sơ mỗi bên rộng 6m, hè mỗi bên rộng 8m. Riêng đoạn từ hết khu đô thị Bắc
An Khánh – đến đại lộ Thăng Long chỉ giới đường đỏ được mở rộng cục bộ B=70m để
bố trí cầu vượt nút giao với đại lộ Thăng Long (thành phần, cấu tạo mặt cắt
ngang đường cụ thể sẽ được xác định chính xác theo dự án đầu tư xây dựng được
phê duyệt).
Các nút giao thông: Dọc tuyến
vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến đại lộ Thăng Long dự kiến có 04 nút
giao thông khác mức, cụ thể:
- Nút giao với trục Tây Thăng
Long;
- Nút giao với Quốc lộ 32;
- Nút giao với trục Hồ Tây – Ba
Vì, dự kiến hầm chui trực thông trên đường 3,5
- Nút giao với đại lộ Thăng Long:
Ưu tiên hướng vượt trực thông trên đường Vành đai 3,5, có nghiên cứu liên thông
với đại lộ Thăng Long.
Có thể thấy đường vành đai 3.5 là
một đường giao thông quan trọng nằm trong đô thị trung tâm, phía đông đường
vành đai 4 giúp kết nối chuỗi đô thị với nhau và cũng giúp kết nối các trục đường
hướng tâm với nhau như đường Tây Thăng Long, quốc lộ 32, đường Đại Lộ Thăng
Long, quốc lộ 6, quốc lộ 1….giúp cho phương tiện giao thông có thêm nhiều giải
pháp lựa chọn trong việc di chuyển của mình.
Nằm cách tuyến đường 1.5km cư dân
sống tại shophouse, biệt thự Tây Tựu có nhiều lợi hế trong việc sử dụng hạ tầng
giao thông của mình.
Thứ nhất: Đường vành đai 3,5 là một
trong những tuyến đường trục chính của Thủ đô.
Hạ tầng giao thông Hà Nội chính
là sự kết hợp giữa các tuyến đường vành đai và các trục đường hướng tâm đan xen
nhau, tạo nên những hướng di chuyển theo chiều dọc và chiều ngang của các khu vực,
giúp các khu vực tiếp cận nhau thuận lợi hơn. Đường vành đai 3,5 cũng vậy, nằm
phía đông đường vành đai 4 kết nối các khu dân cư, đô thị thuộc khu đô thị
trung tâm với nhau. Ảnh hưởng của mỗi tuyến đường như thế rất sâu, rộng tới các
khu vực mà nó đi qua. Các khu vực này điểm chung đều là vùng đất mới, đang ở
giai đoạn đầu của quy hoạch phát triển nên năng lượng đang còn rất nhiều, vì vậy
sẽ là một chất liệu tốt để các đại phương xây dựng các khu dân cư chất lượng, đẳng
cấp.
Thứ hai: Tuyến đường này sẽ góp
phần làm cho hoạt động thương mại của biệt thự, shophouse Tây Tựu trở nên sôi động
hơn.
Trục chính đô thị sẽ là giải pháp
di chuyển chính cho Hà Nội, lưu lượng người qua lại, liên vùng với nhau sẽ rất
đông, từ đó có thể theo các tuyến đường hướng tâm để đi vào hoặc đi ra bên
ngoài như có thể theo đường Đại lộ Thăng Long để vào các quận Đống Đa hoặc ra
khu đô thị Hòa Lạc, đường 32 và đường Tât Thăng Long có thể di chuyển vào Tây Hồ
Tây hoặc lên thành phố Sơn Tây….vì thế mà hoạt động thương mại hai bên đường,
trong các khu đô thị sẽ được hưởng lợi rất lớn.
Thứ ba: Kết nối các tỉnh với nhau
Từ khu biệt thự, shophouse Tây
Thăng Long chỉ mất có 1,5km là tới đường vành đai 3,5 và từ đường này di chuyển
qua cầu Thượng Cát là đến bờ phía Bắc Sông Hồng, thuộc huyện Mê Linh, nơi tiếp
giáp với tỉnh Vĩnh Phúc hoặc di chuyển lên Thái Nguyên, Phú Thọ. Đây là một gạch
nối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh này và giữa khu dân cư shophouse, biệt
thự Tây Tựu với các vùng ngoài Hà Nội.
Thứ tư: Hoàn thiện hạ tầng cho
khu đô thị Trung Tâm
Nếu đường vành đai 4 được coi là
ranh giới của khu đô thị trung tâm, vùng đệm và các khu đô thị vệ tinh. Đường
vành đai 2 là ranh giới của khu nội đô lịch sử, thì các đường vành đai 2,5 đường
vành đai 3, vành đai 3,5 là những tuyến đường dân sinh quan trọng, góp phần vào
hoàn thiện hạ tầng chung của khu đô thị trung tâm, nhưng đồng thời cũng là những
phương án giảm tải cho các trục chính đô thị khác. Khi hoàn thiện sẽ tạo thành
bộ khung vững chắc cho sự phát triển chung cho cả Hà Nội trong đó có khu dân cư
biệt thự, shophouse Tây Thăng Long.
Tuyến đường vành đai 3,5 hiện đã
hoàn thành những phân đoạn khác nhau như đoạn Lê Trọng Tấn từ đại Lộ Thăng Long
đến phường Kiến Hưng Hà Đông, hiện tại đang thi công đoạn từ Đại Lộ Thăng Long
đến Thượng Cát. Đây được kỳ vọng tạo nên động lực lớn cho sự phát triển của khu
vực này.

Không có nhận xét nào: